Câu chuyện cuộc sống

10 Bộ Phim Lấy Ý Tưởng Ngoài Đời Sống

10 Bộ Phim Lấy Ý Tưởng Ngoài Đời Sống

Top 10 Bộ Phim Hay diễn tả chân thực Đời Sống


10. American Gangster

Phim American Gangster được IMDB chấm 8,0/10 điểm, nhận 2 đề cử Oscar năm 2008, 3 để cử Quả Cầu Vàng 2008 cùng nhiều giải thưởng tại MTV Movies Awards, BAFTA Film…

 


Phim America Gangster nói về câu chuyện về một cuộc chiến chống tội phạm, khó phân biệt được người tốt xấu lúc bấy giờ


American Gangster là một câu chuyện đầy ý nghĩa về cuộc chiến chống tội phạm. Ai là kẻ xấu, người tốt không hoàn toàn rõ ràng trong bối cảnh xã hội suy đồi. Denzel Washington và Russell Crowe đã chinh phục những khán giả khó tính nhất. Bộ phim là câu chuyện có thật về Frank Lucas, một kẻ buôn ma túy đã được cảm hóa để trở thành người cung cấp tin cho cảnh sát. Lớn lên ở North Carolina, nơi in đậm dấu ấn phân biệt chủng tộc, Lucas tới Harlem và trở thành một trùm buôn lậu ma túy…

9. 8 Miles

8 Mile là một bộ phim dựa trên một câu chuyện có thật về cuộc đời của 1 rapper nổi tiếng, và điều thú vị ở đây là nhân vật chính, Eminem, vào vai chính mình. Bộ phim nói về một rapper trẻ tên là Jimmy “B-Rabbit” Smith Jr (do Eminem thủ vai) sống trong nội thành Detroit năm 1995 và nỗ lực của mình để bắt đầu sự nghiệp Rap – loại hình nghệ thuật được thống trị bởi người Mỹ gốc Phi. Tiêu đề của bộ phim có nguồn gốc từ 8 Mile Road, đường phân chia giữa Detroit (khu người da đen) và Suburbs vùng ngoại ô tầng lớp thượng lưu (người da trắng)

Một thập kỷ sau khi phát hành, tạp chí Vibe gọi bộ phim này là “kiệt tác phim Hip-Hop”. Eminem đóng vai một rapper tham vọng Jimmy “Rabbit” Smith, một mảnh rác trắng sống ở ngoại ô Detroit. Khi không làm việc tại nhà máy của mình, Rabbit đã theo đuổi giấc mơ trở thành một ngôi Sao nhạc rap và để lại đằng sau cuộc sống khó khăn của mình.

8 Mile là một bộ phim thú vị và mang nhiều ý nghĩa. Từ hình ảnh đến câu chuyện, và các diễn viên kết hợp hoàn hảo để tạo nên một tác phẩm hay. Những trận chiến Rap theo phong cách đặc trưng trong bộ phim chính là điều tuyệt vời của Hip-Hop, nó thể hiện và giới thiệu tài năng của các rapper cũng như nền văn hóa này.

8. A Beautiful Mind

Chiến thắng thuyết phục với bốn giải Oscar năm 2002, bộ phim là câu chuyện đầy nghị lực và đáng ngưỡng mộ về John Nash – nhà bác học phi thường của thế kỷ 20. A Beautiful Mind của đạo diễn Ron Howard tái hiện toàn bộ chặng đường gian nan của John Nash, từ khi còn là một sinh viên khoa Toán trường Princeton tới khi đứng trên bục vinh quang này. Trong giây phút tỏa sáng ấy, giáo sư John Nash tìm ra câu trả lời cho phương trình vĩ đại nhất trong cuộc đời mình – phương trình của tình yêu.

Nhân vật chính của A Beautiful Mind được lấy nguyên mẫu từ nhà bác học nổi tiếng người Mỹ – John Nash. Ông được coi là một trong những nhà kinh tế học có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 với những cống hiến to lớn trong nhiều lĩnh vực: kinh tế thị trường, sinh học tiến hóa, trí tuệ nhân tạo… “Nguyên lý trò chơi” ông từng đề xuất trong bản luận án tiến sĩ vẻn vẹn 28 trang khi ông 22 tuổi đã khiến cả thế giới kinh ngạc.

Mặc dù được cả thế giới ngưỡng mộ với trí tuệ siêu phàm, trong cuộc sống đời tư, John Nash lại là một người bất hạnh. Ông mắc chứng tâm thần phân liệt dẫn đến gia đình nhiều lần tan tác, chia ly. Cả đời ông chìm trong những con số, những công thức toán học và mắc chứng hoang tưởng nặng.

A Beautiful Mind là bộ phim về một tâm hồn đẹp, một trí tuệ đẹp mà hẳn chúng ta sẽ muốn xem lại nhiều lần trong đời. Đó cũng là cách để tưởng nhớ đến nhà bác học vĩ đại John Nash – người đã chiến đấu đến cùng để giải những phương trình toán học, tìm ra những chân lý bất biến của cuộc sống – bằng tình yêu.

7. Amazing Grace

Tên phim được đặt theo tên một bài thánh ca nổi tiếng được sáng tác vào khoảng năm 1772, chịu nhiều ảnh hưởng từ những ca khúc của người nô lệ. Amazing Grace lấy bối cảnh ở Anh Quốc vào cuối TK 18 – đầu TK 19, kể về nỗ lực đấu tranh để giải phóng nô lệ của William Wilberforce dưới thời tổng thống William Pitt – vị tổng thống trẻ nhất trong lịch sử nước Anh.

Dựa trên những sự kiện có thật, Amazing Grace là bộ phim về lịch sử do đạo diễn danh tiếng Michael Apted thực hiện. Nội dung phim xoay cuộc đấu tranh của chính trị gia William Wilberforce nhằm bãi bỏ chế độ buôn bán nô lệ ở Anh Quốc vào đầu thế kỷ 19. Mặc cho nhiều chống đối quyết liệt, Wilberforce vẫn tích cực tiến hành cuộc vận động qua các phong trào tẩy chay, làm đơn thỉnh cầu và tuyên truyền khẩu hiệu… những hành động này không những đã kêu gọi được rất nhiều những trí thức trẻ, có tầm hiểu biết tham gia, mà còn khuyến khích được tinh thần của những người nô lệ đứng lên để dành lại tự do và công bằng cho mình.

6. 127 Hours

Aron Lee Ralston (SN 1975), là một nhà leo núi người Mỹ. Tháng 4/2003, Aron đang leo núi ở công viên quốc gia Canyonlands thì một tảng đá nặng 300kg rơi trúng và đè chặt lên tay phải.

Anh mắc kẹt ở vách núi trong 4 ngày với tình trạng hết nước, thức ăn và phải uống nước tiểu.  Anh nghĩ mình sẽ chết nhưng một ý nghĩ bỗng lóe lên trong đầu và anh quyết định dùng dao để cắt đứt tay phải và giải thoát cho bản thân. Sau một hồi chịu đựng đau đớn và cầm máu ở cánh tay, anh đã thoát khỏi vách núi, đi bộ xuống chân núi và gặp được người giúp đỡ đưa tới bệnh viện chữa trị.

Dựa trên một câu chuyện về nhà leo núi Aron Ralston, các nhà làm phim đã ra mắt bộ phim 127 Hours và nhận được rất nhiều lời khen ngợi của khán giả hâm mộ và các nhà phê bình điện ảnh về cả nội dung câu chuyện và diễn xuất chân thực của nam diễn viên James Franco. Một câu chuyện ly kỳ đầy nội tâm sẽ đưa khán giả vào một trải nghiệm trong cuộc hành trình chưa từng thấy trước đây và chứng minh những gì con người có thể làm khi chúng ta chọn cuộc sống.

5. Coach Carter

Đội bóng rổ trường Richmond, nơi quy tụ những chàng trai ngổ ngáo, vô kỷ luật, sống một cách buông thả. Vì vậy, dù đội bóng có rất nhiều nhân tài, nhưng số trận thắng của họ mỗi mùa giải rất ít và sau mỗi lần thua trận, họ lại chọn giải pháp đánh nhau.

 


Bộ Phim Coach Carter mô tá chân thực về bối cảnh học đường ở Mỹ, mỗi khi thua trận đội bóng lại giải quyết với nhau bằng "Bạo Lực"


Bộ phim dựa trên câu chuyện có thật về một huấn luyện viên bóng rổ tại trường trung học Richmond. Đó là Ken Carter, người từng nhận được rất nhiều lời ca tụng khi giúp đội bóng Richmond trở thành bất bại và đồng thời bị chỉ trích không ít khi dừng hoạt động của toàn đội vì các cầu thủ học hành quá “bi bét”! Ken Carter, một cầu thủ xuất sắc nhất nước Mỹ đã được mời làm huấn luyện viên trưởng của đội bóng này. Dưới sự dẫn dắt của ông, đội bóng ngày càng đi lên và lập được thành tích rất cao. Tuy nhiên, Carter lại gặp phải 1 vấn đề đau đầu khác, đó là các chàng trai của ông có thành tích học tập rất kém thậm chí học còn không thèm đến lớp học.

4. Men Of Honor

Câu chuyện có thật về Carl Brashear, người đưa lịch sử hải quân Mỹ sang trang mới khi trở thành người da màu đầu tiên được phong chức đội trưởng thợ lặn của hải quân.

Chưa học xong lớp 7, Carl Brashear (Cuba Gooding) buộc phải bỏ học khi gia đình rơi vào cảnh khốn khó, phải bán hết ruộng đất để trả nợ. Cùng với người cha, anh đi làm thuê khắp nơi để nuôi sống gia đình. Cuộc sống nhọc nhằn hun đúc trong người chàng trai một ý chí vươn lên mãnh liệt. “Không bao giờ bỏ cuộc. Phải cố gắng để trở thành người giỏi nhất”, đó là lời dạy của cha mỗi khi anh cảm thấy vô vọng.

Rời bỏ bang Kentucky cùng với nghề cấy thuê, chàng thanh niên da màu Carl gia nhập hải quân Mỹ vào đầu năm 1948. Mặc dù lúc ấy hải quân Mỹ đã chấp nhận người gốc Phi, nhưng những người như Carl chỉ được giao các công việc thấp kém như thợ máy, tạp vụ, nấu nướng, bảo trì. Được phân công làm việc trong bếp của một tàu trục vớt, song Carl không cam tâm với vị trí này. Anh rất ngưỡng mộ sự dũng cảm của Leslie William Sunday (Robert De Niro), trưởng nhóm thợ lặn của tàu. Anh quyết tâm vượt qua sự phân biệt chủng tộc để trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên tốt nghiệp trường dạy lặn của hải quân.

3. Changeling

Một câu chuyện có thật về cuộc hành trình của người mẹ đi tìm lại đứa con trai bị biến mất một cách bí ẩn đã được đạo diễn Clint Eastwood đưa lên màn ảnh qua diễn xuất của Angelina Jolie. Angelina đã thành công khi thể hiện được nỗi đau giằng xé của Christine – nhân vật chính có cậu con trai bị bắt cóc đầy bí ẩn.

Changeling kể về câu chuyện của Christine Collins. Một ngày nọ, khi trở về nhà, Christine phát hiện cậu con trai 9 tuổi Walter mất tích. Cảnh sát làm ngơ trước sự đau khổ tột cùng của Christine. bức xúc trước thái độ của cảnh sát, mục sư Gustav Briegleb, một nhà hoạt động xã hội và giảng đạo trên radio, đã giúp Christine phát động một chiến dịch chống lại sự vô tâm, chây lì của sở cảnh sát Los Angeles. Vài tháng sau đó, bị dư luận dồn ép, cảnh sát Los Angeles thông báo đã tìm thấy con trai của Christine. Tuy nhiên, Christine nhận ra ngay đó không phải là con mình nhưng tên trưởng nhóm cảnh sát điều tra J.J. Jones hết lời thuyết phục cô rằng đứa bé tên Arthur Hutchins kia chính là Walter.

Không đạt được ý định, hắn tung tin cô là một bà mẹ thiếu tư cách, muốn tranh nghĩa vụ nuôi con. Không thể chấp nhận bị vu khống, Christine đến gặp giáo viên và nha sĩ riêng của con trai mình xin giấy xác nhận cậu bé kia không phải là Walter và mở một cuộc họp báo tố cáo các nhân viên cảnh sát biến chất của Los Angeles. Vụ việc đến tai hội đồng thành phố, J.J. Jones bị sa thải, manh mối về Walter cũng được phát hiện khi kẻ chủ mưu vụ bắt cóc Gordon Northcott bị tóm ở Canada. Nhiều năm sau, David Clay- một trong những đứa trẻ bị bắt cóc chung với Walter và được tin là đã bị giết- trở về và cho Christine biết Walter cùng một số bạn nữa đã trốn thoát. Tiết lộ của David đã tiếp thêm cho Christine niềm tin rằng con trai cô vẫn còn sống và một ngày nào đó sẽ trở về…

2. Jaws

Bộ phim Jaws  của đạo diễn lừng danh Steven Spielberg sản xuất vào năm 1975. Khi đó ông 29 tuổi. Phim được làm dựa theo cuốn sách bestseller của nhà văn Peter Benchley. Nội dung kể về cuộc tấn công người của một giống cá mập trắng khổng lồ ở bãi biển New England (Mỹ).  “Diễn viên chính” của phim là một con cá mập khổng lồ bằng mô hình. Tên của nhân vật Quint, người đi biển kinh nghiệm trong phim, theo tiếng Latin có nghĩa là “năm”. Đó cũng là người thứ năm bị cá mập giết.

Nhà biên kịch Peter Benchley viết kịch bản phim Hàm cá mập dựa trên sự kiện cuộc tấn công của bầy cá mập hung dữ trên bờ biển New Jersey (Mỹ) vào năm 1916. Trong 12 ngày vào tháng 7 năm đó, 5 khách du lịch đi tắm biển đã bị cá mập tấn công và chỉ có một người sống sót. Đàn cá mập trắng 7 con bị giăng bẫy vào ngày 14/7. Sau khi mổ bụng, ngư dân phát hiện ra nhiều hài cốt người trong dạ dày chúng. Cho tới ngày nay, câu chuyện về đàn cá mập trắng tấn công người trên bờ biển năm 1916 vẫn là một chủ đề gây nhiều tranh cãi cho các nhà khoa học.

 


Bộ Phim Jaws được xây dựng dựa trên sự kiện lũ cá mập tấn công trên bờ biển New Jersey vào năm 1916


1. The Texas Chainsaw Massacre

The Texas Chainsaw Massacre 1974 của đạo diễn Tobe Hooper đã dẫn đầu bình chọn những bộ phim kinh dị hay nhất mọi thời của tạp chí Total Film. Phim có kinh phí thực hiện chỉ 140.000 USD nhưng lại làm rởn gai óc người xem, dựa theo một câu chuyện có thật của một tay giết người hàng loạt Ed Gein (Gunnar Hansen đóng).

Trong 10 năm từ 1947 tới 1957, người dân ở vùng Wincousin (Mỹ) phát hiện ra nhiều ngôi mộ bị đào bới và xác chết bị lấy đi mà thủ phạm chính là Ed Gein. Tại nơi ẩn náu của hắn, cảnh sát tìm thấy rất nhiều mặt nạ làm từ da người.

Bộ phim đã không được đón nhận vào thời đó vì bị xem là quá bạo lực, một số cảnh nguyên bản phải cắt bỏ. Tạp chí Total Film bình luận: “Cảnh duy nhất gây kinh hoàng hơn 50 phút đầu của Cuộc thảm sát bằng cưa máy ở Texas là 30 phút cuối của phim”.

 

Ảnh và Nguồn: NguoiDuaTin

BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC

Bài viết khác