Chuyện bán con lừa
Chuyện kể về một ông lão có nuôi một con lừa tại nhà. Khi đã đủ lớn, ông lão và người cháu gái dự định mang con lừa ra chợ bán. Tuy nhiên, vì muốn giá cao nên cả hai người đã nghĩ ra cách là khiêng nó ra chợ bởi vì nó sẽ mệt và mất giá khi tự đi bằng đôi chân của chính mình.
Chỉ vừa đi được một đoạn, người đi đường thấy thế đều cười và trêu hai ông cháu: "Sao lại có người ngu thế chứ? Tại sao lại không cỡi mà lại khiêng con lừa có phúc ấy!" Ông lão tự thấy lời người ta nói thật đúng, vội vã cởi trói cho con lừa, ông đi theo sau và cháu gái thì ngồi trên lưng con lừa.
Một lúc sau khi đang đi trên đường, một người khách bộ hành thấy thế lại mắng: "Sao lại có người bất hiếu như thế chứ? Làm sao có thể để một ông già đi bộ, đứa cháu nà thật là không biết điều!". Nghe thế, ông lão nhanh chóng leo lên lưng lừa, đứa cháu thì nhanh nhẹn xuống dắt để dẫn dắt con lừa.
Hai ông cháu cùng mang con lừa ra chợ bán (Ảnh lh3.ggpht)
Đến đoạn đường tiếp theo, ba cô gái đi ngang qua mặt hai ông cháu, một cô thấy vậy nhanh miệng bảo: "Bé gái thật tội nghiệp, nhìn kìa, ông già đấy đang tưởng mình khôn ngoan lại ngồi ở trên lưng con lừa!". Thế rồi hai ông cháu cùng nhau ngồi trên lưng của con lừa.
Hai ông cháu tiếp tục nhận được sự phê bình từ mọi người: "Thật không hiểu nổi, tại sao họ lại bắt một con lừa đáng thương chở nặng như thế chứ? Kiểu này thi khi ra đến hội chợ thì họ chỉ còn vỏn vẹn một miếng da lừa để bán!". Chẳng cần suy nghĩ, hai ông cháu xuống đi bộ và để con lừa thong dong đi phía trước.
"Sao hai người không mua một cái lồng kính rồi đặt con lừa vào thờ! Chỉ có là lừa thì mới bảo vệ nhau thôi. Thật đúng là ba con lừa mà!” – Một lời trách móc nữa.
Đến lúc bấy giờ thì ông lão mới cất tiếng trả lời: "Tôi là một con lừa đúng nghĩa! Chắc chắn rằng từ nay cho đến mai sau, dù cho người ta có khen chê gì đi chăng nữa, tôi vẫn sẽ chỉ làm theo đầu óc suy nghĩ của mình thôi."
Bài học rút ra
Trong cuộc sống, kể cả trong công việc, lúc nào chúng ta cũng nên lắng nghe ý kiến từ nhiều phía để cho những kế hoạch hay công việc được hoàn thiện ở mức đối đa. Tuy nhiên, đôi lúc những lời góp ý chưa thực sự mang ý nghĩa tích cực nhưng chúng ta vẫn nên tiếp thu những ý kiến đó. Và đừng quên có chọn lọc và xem xét cái nào đúng, cái nào phù hợp với hoàn cảnh, công việc của mình. Từ đó, vận dụng suy nghĩ của chính mình để định đoạt mọi việc.
>>Thách thức có khi lại là cơ hội
>>Câu chuyện về chiếc bút chì
Theo Songdep.xitrum
BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC
Bài viết khác