Truyện ngụ ngôn

Truyện ngụ ngôn: Bọ ngựa bắt ve sầu

Truyện ngụ ngôn: Bọ ngựa bắt ve sầu

Lời nói khó nghe mới là lời nói thật lòng, một người quân tử nên nói lời ngay và đi đường thẳng chứ không phải đi đường vòng. Trong các triều đại vua chúa xưa kia việc vua làm sai đại thần can gián là lẽ đương nhiêu, đôi khi vì lời nói quá thật quá chính trực làm các vua khó chịu đem lòng ghét bỏ. 

Câu chuyện Bọ ngựa của vị đại thần và vua Ngô Vương


Tuy nhiên, một vị vua minh quân sẽ hiểu và nghe được lời đại thần nói, một vị đại thần có lòng sẽ làm thế nào cho vua hiểu và nghe theo. Cùng đọc truyện ngụ ngôn dưới đây để xem vị đại thần can ngăn vua ra sao nhé!

Thời Xuân Thu, Ngô Vương là một vị vua vô cùng ngang ngược, các vị đại thần đều khó mà thuyết phục được ông.

 

 
Ngô Vương là một vị vua vô cùng ngang ngược (Ảnh: Kenh14)


Một lần, Ngô Vương chuẩn bị tấn công nước Sở, nói rằng nếu ai can gián thì sẽ giết chết người đó. Các vị đại thần biết được tin này đều rất lo lắng, bởi nếu nước Ngô đem quân đi đánh giặc nước khác thì chính nước Ngô có thể bị một nước khác mạnh hơn tấn công. Thế nhưng, không vị đại thần nào dám can ngăn Ngô Vương.

Trong số các vị đại thần, có một người tính tình chính trực. Trở về nhà, ông vẫn lo lắng không yên về chuyện này, nhưng không biết phải can ngăn vua như thế nào. Ông sốt ruột đi đi lại lại trong hoa viên. Bỗng nhiên, ông nhìn thấy một con bọ ngựa đang rình bắt một con ve sầu, đằng sau bọ ngựa có một con chim sẻ đang nhìn chằm chằm vào nó. Nhìn cảnh ấy, ông liền nghĩ ra một cách để khuyên can vua.

Sáng sớm hôm sau, vị đại thần đến ngự hoa viên. Khi Ngô Vương đi tới, ông giả vờ không trông thấy, trong tay cầm một cái súng bắn chim, nhìn chăm chú vào một cái cây. Ngô Vương rất tức giận, hỏi:

- Mới sáng ra khanh đã đến đây làm gì? Tại sao nhìn thấy bản vương mà không quỳ?

Vị đại thần làm ra vẻ vừa nhìn thấy nhà vua, vội vàng nói:

- Vừa rồi thần mải nhìn con ve sầu và bọ ngựa trên cây nên không biết bệ hạ đến. Xin bệ hạ thứ tội.

 


Tại sao nhìn thấy bản vương mà không quỳ? (Ảnh dẫn theo 24h)


Ngô Vương tha tội vô lễ cho ông ta, tò mò hỏi:

- Con ve sầu bà bọ ngựa trên cái cây này có gì đáng để xem vậy?

Vị đại thần đáp:

- Thần nhìn thấy một con ve sầu đang uống sương, không đề phòng một con bọ ngựa đang cong mình chuẩn bị tấn công nó. Nhưng con bọ ngựa không ngờ rằng có một chú chim sẻ cũng đang rình bắt mình, còn con chim sẻ lại không biết rằng trong tay thần đang cầm súng bắn chim định bắn nó.

Ngô Vương nghe xong, ngẫm nghĩ rồi cười:

- Ta đã hiểu ý của khanh rồi.

Cuối cùng, Ngô Vương quyết định không tấn công nước Sở nữa.

Nếu chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt mà không tính đến cái hoạ ẩn nấp phía sau thì sẽ khiến mình rơi vào cái thế hiểm nguy. Đặc biệt là người làm vua một nước phải biết nhìn xa trông rộng, biết tiến tiến thoái lưỡng nam, biết đứng trên nỗi đau của dân để thấu hiểu và phán xét. Làm việc gì nên làm, đúng sai. 

Không thể làm một ông vau bù nhìn để cho các đại thần uốn nắn, người làm vua phải có cái uy của mình và phải biết nghe theo lời can gián của các đại thần khi mình làm gì đó không đúng. Câu chuyện trên như một bài học không phải riêng gì vua mà ngay cả chúng ta với thực tại đó cũng là một bài học để mở rộng tầm nhìn.

 

Sưu Tầm

BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC

Bài viết khác