10 cách để tìm lại động lực cho chính mình
Những thói quen tốt rất khó để hình thành và những thói quan xấu rất khó bị phá vỡ. Quyết định sẽ làm một bữa ăn ngon thật nhanh trước khi đi đến chỗ làm nhưng cuối cùng bạn lại ghé vào một ghé vào quán cà phê yêu thích gọi một ly latte và một cái bánh donut. Bạn không có động lực để thực hiện mục tiêu của mình mặc cho những lời nói bạn tự hứa với bản thân.
Đặt ra những mục tiêu lớn thực chất không cần động cơ. Bạn có thể bắt đầu mà không cần nó, và tự khắc động cơ sẽ theo sau mà thôi. Nhưng nếu như bạn đã có động lực trước khi bắt đầu, bạn có thể tập trung sự nỗ lực, dễ dàng hơn để đạt được mục tiêu.
Điều gì sẽ xảy ra nếu như động cơ không phải là một thói quen? Và cũng chắc có liều thuốc nào có thể giúp bạn có được động cơ đâu. Vậy bạn phải làm gì?
1.Hình dung mọi chi tiết của mục tiêu
Ngoài việc có một mục tiêu chi tiết đề hình dung, bạn cần ngồi xuống và nghĩ xem mỗi khoảnh khắc trôi qua thì bạn sẽ làm được những gì trong mục tiêu. Nếu mục tiêu của bạn là viết một cuốn tiểu thuyết, hình dung các cảnh và các tuyến nhân vật mà bạn sẽ viết trong đó, điều này khiến cho mọi việc dễ dàng hơn khi bạn ngồi trước máy tính và bắt đầu viết. Thấy được những chi tiết và hình ảnh mục tiêu sau khi hoàn thành sẽ giúp bạn có thêm động lực. Nhưng chỉ với hy vọng mơ hồ về điều bạn muốn đạt được sẽ chẳng giúp ích được gì nhiều đâu.
2.Liệt kê những nguyên nhân mà bạn phải đạt được mục tiêu
Khi bạn bắt đầu một mục tiêu mới hay bắt đầu một thói quen, hãy liên kết nó với việc tại sao bạn lại muốn hoàn thành mục tiêu hay thói quen đó. Nếu như bạn muốn đề đạt một điều gì đó để thăng tiến trong công việc, chẳng hạn như, viết những lợi ích và nguyên nhân vì sao bạn muốn giúp cho não bạn thiết lập tiến trình và đưa mọi thứ vào quỹ đạo của nó. Khi bạn tạo ra một điều gì đó có tính hữu hình như danh sách được liệt kê, nó sẽ giúp cho bạn, buộc bạn phải hành động để đạt được những gì mà bạn đã đề ra.
3.Thiết lập mục tiêu và phần thưởng cho mình
Nó giống như là việc “hối lộ”, nhưng hiệu quả lắm đấy. Thiết lập những mục tiêu ngắn hạn thay vì những mục tiêu dài hạn giúp cho bạn cảm thấy như mình đã hoàn thành được một điều gì đó. Những phần thưởng này giúp cho bạn trông chờ hơn vào thành quả đạt được cuối cùng. Chia nhỏ những dự định, mục tiêu lớn thành từng phần nhỏ sẽ làm cho bạn cảm thấy dễ thở hơn. Tự thưởng cho bản thân mình một ly kem sau khi hoàn thành một phần trong bài báo cáo hoặc một bữa ăn bên ngoài với bạn bè sau khi cán mốc từng mục tiêu nhỏ sẽ giúp bạn giữ được cho mình động lực lâu hơn.
4.Lập chiến lược, nhưng cần phải linh hoạt
Khi dấn thân vào một mục tiêu mới, hãy lên kế hoạch làm thế nào để bạn đạt được nó. Bạn nên nghĩ rằng thông qua những kế hoạch này không chỉ cho bạn cơ hội để thiết lập cho mình những điều kiện tốt nhất đề thành công mà còn giúp cho bạn nhìn lại toàn bộ chiến lược nếu như bạn gặp khó khăn. Đừng quá căng thẳng nếu như lần đầu không thành công. Nếu như bạn không thành công trong lần đầu tiên, hãy thay đổi kế hoạch để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng ở lần đầu.
5.Tự ra quyết định nếu đây là nhiệm vụ cá nhân
Bạn là một người sáng suốt. Bạn tài giỏi và không cần những người xung quanh nhúng tay vào và phá rối kế hoạch hoàn hảo, đúng không? Có lẽ là thế. Thỉnh thoảng bạn cần vài ý tưởng để thực hiện mục tiêu của mình. Khi bạn bắt đầu, hãy quyết định xem ai là người mà theo bạn có những tố chất, kỹ năng cũng như tính cách phù hợp để cùng bạn đưa tiến trình thực hiện mục tiêu vào quỹ đạo. Thậm chí người đó chỉ có thể lắng nghe bạn và để cho bạn tự quyết định.
6.Cảm thấy bức bách, vậy bây giờ làm sao?
Lên kế hoạch trước những điều mà bạn sẽ làm khi xuất hiện những chướng ngại và động cơ bắt đầu “giương cao”. Bạn có thể đọc lại những lý do vì sao bạn lại theo đuổi ước mơ này. Bạn có thể động não và tìm ra một cách khác mới, thú vị hơn để thực hiện tiến trình. Bạn có thể nói chuyện với những cộng sự của mình và giải tỏa. Tùy thuộc vào loại mục tiêu của bạn, tạo ra kế hoạch hành động với sự nhiệt huyết và thích thú. Suy nghĩ tích cực lên nào!
7.Nhìn vào những “hình ảnh lớn”
Viết những lý do vì sao cần đạt được mục tiêu của bạn là điều rất tốt, nhưng chỉ vậy vẫn là chưa đủ. Bạn cần phải nhắc nhở bản thân mình vì sao bạn cần phải tiến tới: Bạn muốn mua một căn hộ thật to hay là muốn lập gia đình? Và hãy giữ thật kỹ những hình ảnh đó. Bạn có thấy thỏa mãn, hài lòng khi nhìn thấy mọi việc đang trên đà thuận lợi không? Hình dung những gì bạn đạt được cuối cùng sẽ trông như thế nào, không chỉ nhìn qua quá trình thực hiện.
Đừng từ bỏ. Động lực là một thói quen khó hình thành, nhưng nó có giá trị vô cùng to lớn để tăng thêm sức mạnh cho bạn và đạt được thành công.
8. Thay đổi lịch trình
Sự thiếu hụt động cơ cũng có thể vì nguyên nhân đó là những công việc nối tiếp nhau theo một lịch trình chán ngắt. Đừng buộc bản thân làm những điều nhàm chán như vậy trong một thời gian dài. Thay vào đó hãy tạo ra sự khác biệt để khiến cho cuộc sống của bạn thay đổi màu sắc và tươi mới hơn.
9. Tin tưởng vào bản thân mình
Cách tốt nhất để có thêm động lực đó chính là tin tưởng vào bản thân mình. Một người có thể hiểu điều mà họ muốn và cũng nhận ra mình cần phải có kỹ năng gì để thành công. Tiếp tục dành thời gian cho những gì bạn tin tưởng và luôn tự tin vào bản thân của mình.
10.Nghỉ ngơi
Thành công không đến dễ dàng đâu nhưng cũng đừng vì vậy mà bạn vắt kiệt sức mình. Công việc phải trải qua hàng tuần, hàng ngày, hàng tháng trước khi bạn đạt được thành quả cuối cùng. Bạn cũng nên dành cho mình chút ít thời gian để nghỉ ngơi. Còn nếu như bạn đã hoàn thành xong một phần công việc nào đó, hãy xem việc nghỉ ngơi, thư giãn như là phần thưởng mà bạn xứng đáng nhận được sau những khoảng thời gian vất vả.
BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC
Bài viết khác