Câu chuyện cuộc sống

Phàm làm việc gì, suy nghĩ đến hậu quả của nó

Phàm làm việc gì, suy nghĩ đến hậu quả của nó

Trong kinh Phật có bài học đạo lý rằng: Có người nghe Đức Phật rất từ bi, rất có đạo hạnh, nên cố ý đến mắng nhiếc Đức Phật. Nhưng khi chửi mắng, Đức Phật đều lặng thinh, chẳng đáp.
 

Khi người ấy mắng nhiếc xong, Phật hỏi: “Ông đem lễ vật tặng người khác, người ấy không nhận thì lễ vật ấy cuối cùng sẽ thuộc về ai?” Người ấy đáp rằng, lễ vật vẫn là của ông ta.


Đức Phật liền nói “Nay ông mắng nhiếc ta, nhưng ta không nhận, ông tự mang vào thân ông vậy. Cũng giống như âm vang là do nương theo tiếng mà có, như bóng do hình mà thành, cuối cùng vẫn chẳng tránh được. Hãy thận trọng, chớ nói lời mắng nhiếc, ác ngữ!”


Theo đạo lý nhân quả trong Phật giáo, thì một việc làm, một lời nói, một ý niệm suy nghĩ của thân, miệng, ý dù đó là thiện hay bất thiện đều đưa đến kết quả nhất định của nó.


Có những hành vi, lời nói, suy nghĩ được lập đi lập lại nhiều lần thì kết quả hiện hành rõ ràng hơn, chi phối mạnh mẽ hơn trong đời sống thường ngày của cá nhân đó.


Cho nên, có câu sách tấn rằng “Phàm làm việc gì, suy nghĩ đến hậu quả của nó”, hay “Bồ tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả”, tức là người trí, người giác ngộ thì làm việc gì, nói lời gì, nghĩ điều gì luôn luôn cẩn trọng, cân nhắc đến hậu quả của nó.


Còn người mê thì cứ làm, cứ nói, cứ hành xử theo cảm tính, theo suy nghĩ cá nhân của mình cho thỏa dạ hả lòng, khi hậu quả đến thì lo âu sợ hãi.


Hậu quả khó lường…

BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC

Bài viết khác