Trong cuộc sống sẽ có lúc bạn gặp khó khăn hay thất bại nhưng đừng vội bỏ cuộc hay chán nản. Hãy xem bộ ảnh được tổng hợp từ Internet dưới đây. Những bức ảnh như lời động viên, an ủi nhằm xoa dịu trái tim và tiếp thêm nghị lực cho chúng ta.
Sự dũng cảm phi thường của những người dân hết sức bình thường.
Năm 1936, trong buổi lễ hạ thủy một con tàu của Đức Quốc Xã tại một nhà máy đóng tàu thuộc thành phố Hamburg Đức. Mọi người đều giơ tay lên chào theo kiểu Nazi (Đảng Quốc Xã) nhưng có một người đàn ông đã từ chối làm việc đó. Bởi vì, trước đó ông đã kết hôn với một phụ nữ Do Thái nên bị kết án hai năm lao động khổ sai.
Trong thế chiến thứ II, ông đã mất tích và mất năm 1949. Khi bức ảnh được công bố vào năm 1991, có một người phụ nữ đã nhận ra đó là cha mình và cho biết tên của ông là August Landmesser.
Nụ cười khi bị mất nhà ở.
Cả gia đình cùng mỉm cười sau khi người cuối cùng trong gia đình thoát khỏi đám cháy. Tuy mọi người đều được an toàn, nhưng đã quá muộn để cứu ngôi nhà đang chìm trong biển lửa của họ. Họ đã cùng mỉm cười để chụp lại hình ảnh kỷ niệm cuối cùng với căn nhà cũ.
Cậu bé hồn nhiên vô tư.
Cậu bé Cody bảy tuổi sống tại Texas bị khuyết tật bẩm sinh – không có xương chân. Đây là các bộ chân giả gắn liền với quá trình lớn lên của cậu bé.
Tự hoàn thiện bản thân.
Một phụ nữ 41 tuổi người Brazil đã nhặt những cuốn sách từ những bãi rác để đọc, từ đó thi đỗ vào trường đại học danh giá nhất Brazil. Đối với một phụ nữ bỏ học từ năm 10 tuổi, sống nhờ vào tiền thu gom rác như cô, thông tin được trúng tuyển quả thực khiến cô vô cùng kích động.
Nụ hôn cứu mạng.
Câu chuyện diễn ra tại tiểu bang Florida. Khi người công nhân đo đạc tên là Zambezi Ann đến thành phố Jacksonville để kiểm tra định kỳ hệ thống dây điện. Thật không may! Anh đã bị sốc điện cao thế. Các công nhân trong vùng lập tức đến cứu anh. Đầu tiên họ leo lên cột điện và tìm thấy Zambezi Ann đang chết ngạt trên đó.
Họ lập tức làm hô hấp nhân tạo và cùng với những người khác đưa anh xuống mặt đất. Sau đó, vội vã đưa bệnh viện cấp cứu. Cuối cùng họ đã giành lại được mạng sống của Zambezi từ tay thần chết.
Cuộc sống vẫn tiếp diễn.
Ngày 22/10/1940 “Thư viện Holland House” (Kensington County, London, Anh Quốc) sau khi bị Đức đánh bom đã trở thành một đống đổ nát. Tuy nhiên, trong bức ảnh ta có thể thấy ba quý ông vẫn rất thản nhiên đọc sách như chưa có chuyện gì xảy ra.
Đừng bao giờ nói “không thể”.
Nhân vật chính trong ảnh là ông John Coutis, người Úc. Từ khi mới lọt lòng mẹ, cơ thể ông đã không được lành lặn như những bạn cùng trang lứa khác vì các bộ phận cơ thể từ cột sống trở xuống không phát triển. Do đó, ông không thể đi lại cũng như gắn chân giả. Năm 17 tuổi ông quyết định phẫu thuật cắt bỏ phần cơ thể không phát triển của mình. Sau đó, bác sỹ đã chuẩn đoán ông bị bệnh ung thư khi mới 29 tuổi.
Tuy nhiên, đó không phải là “dấu chấm hết” cho cuộc sống của ông.
Tháng 9/1988 ông đã mua được một chiếc xe đầu tiên bằng chính số tiền mình kiếm được.
Ba năm liên tiếp (1992-1994) ông giữ ngôi vô địch giải bóng bàn dành cho người khuyết tật của Úc. Và được xếp hạng thứ mười ba toàn thế giới.
Cũng vào năm 1994, tổng thống Nam Phi – Nelson Mandela – đã gặp anh.
Không dừng lại ở môn bóng bàn, năm 1996 ông bắt đầu nghiên cứu môn cử tạ, 125kg là hạng cân nặng nhất mà ông tham gia. Một thành quả đáng ghi nhận.
Năm 1999 ông lại được chuẩn đoán là mắc bệnh ung thư. Sau đó ông đã trở thành chuyên gia nghiên cứu bệnh ung thư và nhờ thái độ sống tích cực cùng những điều ông học được từ các môn thể thao. Đến tháng 5 năm 2000 sức khỏe của ông đã được phục hồi.
Không chỉ vậy, ông đã nhận được học bổng do Hội thể thao Úc tổ chức. Và đã mang về cho nước nhà một tấm huy chương bạc môn cử tạ quốc tế. Cũng trong năm 2000 này, ông đã nhận được hai bằng huấn luyện viên cho môn Cricket và bóng bầu dục.
Từ năm 2001 đến nay, ông bắt đầu đi khắp nơi diễn thuyết. Ông ấy là một bậc thầy về việc truyền cảm hứng và động lực cho mọi người.
Ảnh: Baidu
Nguồn: DKN